CÁC BIỆN PHÁP HÒA BÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ (CPQT)

CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP HÒA BÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ

2.1 Khái niệm biện pháp hòa bình

Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là một trong bảy nguyên tắc cơ bản cơ bản của luật quốc tế hiện đại.[1] Đây là nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế. Căn cứ vào Điều 33 của Hiến chương LHQ và nội dung cơ bản của nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, có thể định nghĩa các biện các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là các phương tiện, cách thức, thủ tục mà các chủ thể của pháp luật quốc tế có nghĩa vụ phải dùng để giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên cơ sở nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, pháp triển quan hệ hòa bình, hợp tác giữa các quốc gia.[2]

Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có thể được phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào hình thức giải quyết tranh chấp, có thể chia các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp thành ba nhóm:

- Các biện pháp mang tính chất ngoại giao

- Các biện pháp tư pháp quốc tế giải quyết tranh chấp quốc tế

- Các biện pháp được quy định trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế hoặc thỏa thuận khu vực

2.2 Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế

2.2.1 Đàm phán

Đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế là sự tiếp xúc trực tiếp giữa các chủ thể luật quốc tế là các bên tranh chấp để tìm ra cách thức giải quyết tranh chấp đó một các hiệu quả, phù hợp với luật quốc tế. Đàm phán không chỉ là biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế mà còn thường được tiến hành nhằm mục đích trao đổi quan điểm, ý kiến giữa các quốc gia về các vấn đề không nhất thiết có tính tranh chấp, như trao đổi thông tin, thỏa thuận chính sách hay ký điều ước quốc tế.

Theo quy định tại Điều 33 khoản 1 Hiến chương LHQ, đàm phán được xếp ở vị trí đầu tiên trong số các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Vì vậy, cũng cần phân biệt giữa đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế được ghi nhận tại khoản 1 Điều 33 với đàm phán để ký kết điều ước quốc tế. Hai khái niệm này khác biệt về mục đích, tính chất, giá trị pháp lý.

Về thể thức, thủ tục, thời gian và cấp đàm phán, luật quốc tế hoàn toàn không có quy định bắt buộc nào. Vấn đề này hoàn thuộc thẩm quyền của các bên có liên quan. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, đàm phán có thể được thực hiện ở các cấp độ khác nhau: giữa những người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ, bộ trưởng ngoại giao hoặc giữa những đại diện có thẩm quyền của các bên hữu quan.

Ví dụ, Ngày 1/12/2021, Việt Nam và Trung Quốc tổ chức đàm phán vòng 15 Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và vòng 12 Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển.[3]

2.2.2 Các biện pháp khác

- Trung gian và hòa giải là những biện pháp giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế với sự tham gia của bên thứ ba. Bên thứ ba có thể là một quốc gia, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, các cá nhân có uy tín quốc tế hoặc cơ quan quốc tế được thành lập. Thông thường bên thứ ba là bên khách quan trong vụ tranh chấp và có quan hệ hữu nghị với cả hai bên tranh chấp, được các bên tranh chấp yêu cầu. Ngoài ra, bên thứ ba có thể tự mình đưa ra yêu cầu đóng vai trò trung gian, hòa giải.[4] Thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy nhiều điều ước quốc tế quy định việc hòa giải như một phương thức mà các nước thành viên có thể sử dụng mỗi khi có tranh chấp.[5]

- Điều tra là hoạt động được xem là biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế và thường được thực hiện thông qua ủy ban điều tra. Bao gồm ủy ban điều tra lâm thời (ad hoc) và ủy ban thường trực. Hoạt động điều tra chứa các quan điểm riêng có phần hơi cá nhân của Điều tra viên.

- Giải quyết tranh chấp thông qua tòa án quốc tế: theo trình tự thủ tục tố tụng của Tòa án Thường trực quốc tế. Nhìn chung, tòa án quốc tế chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia khi họ chấp thuận thẩm quyền xét xử của tòa. Trong một số trường hợp mỗi tòa án đều hoạt động theo quy chế riêng được thông qua từ trước để quy định thủ tục và điều chỉnh quan hệ giữa tòa với các bên tranh chấp.[6]

- Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế: thẩm quyền của tòa trọng tài là thẩm quyền tùy nghi, phụ thuộc và ý chí của các bên tranh chấp và ý chí đó phải được ghi nhận trong điều ước quốc tế chuyên môn hoặc điều khoản trọng tài. Điểm nổi bật của trọng tài là chuyên môn hoạt động trong một số lĩnh vực thuộc đời sống quốc tế.[7]

- Giải quyết tranh chấp quốc tế tại cá tổ chức quốc tế: các tổ chức quốc tế liên chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các quốc gia thành viên. Căn cứ vào các điều ước quốc tế thành lập tổ chức quốc tế, mỗi tổ chức đều có thẩm quyền và chức năng giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.[8]

2.2.3 Đặc trưng chung của các biện pháp hòa bình trên biển

    Không được sử dụng bạo lực, không đe dọa dùng bạo lực trong bất cứ trường hợp nào khi có tranh chấp xảy ra.

    Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên. Bảo đảm chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ đối với các quốc gia khác, đặc biệt trong tranh chấp về chủ quyền , lãnh thổ giữa các nước với nhau.

*Việt Nam và ASEAN

Đại diện Việt Nam kêu gọi tất cả các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, thúc đẩy xây dựng lòng tin, kiềm chế các hành động đơn phương làm phức tạp tình hình, gia tăng căng thẳng trên biển, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý, chính trị và tuân thủ các quy định của UNCLOS trong xác định các yêu sách biển.[9]

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) Hội nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các bên tranh chấp và tất cả các quốc gia khác phi quân sự hóa và tự kiềm chế tiến hành mọi hoạt động, trong đó có cả những hoạt động được đề cập trong Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002, nhằm tránh làm phức tạp thêm tình hình và leo thang căng thẳng tại Biển Đông.

Chủ trương của ta là bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích của ta ở biển Đông; gìn giữ môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước, giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến Chương LHQ, Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).[10]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

·    Giáo trình Công pháp quốc tế (quyển 2) - Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2016

·       Trang thông tin điện tử nước ngoài

1. https://www.britannica.com/topic/Law-of-the-Sea [truy cập ngày 15/3/2022]

2. https://www.un.org/depts/los/settlement_of_disputes/choice_procedure.htm , đăng tải ngày 31/08/2019 [truy cập ngày 15/3/2022]

3. https://e.vnexpress.net/news/news/scholars-condemn-increasing-violence-at-sea-as-asean-discusses-marine-law-4250369.html , đăng tải ngày 15/03/2021 [truy cập ngày 16/3/2022]

4. https://www.nbr.org/publication/asean/ [truy cập ngày 16/3/2022]

5. https://www.icj-cij.org/en/list-of-all-cases [truy cập ngày 16/3/2022]

6. https://www.jus.uio.no/english/services/library/treaties/08/8-01/unclos.xml#treaty-header2-32 , Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) [truy cập ngày 16/3/2022]



[1] Bảy nguyên tắc của luật quốc tế: 

1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

2. Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực

3. Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế

4. Nguyên tắc không can thiệp và công việc nội bộ của quốc gia khác

5. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác

6. Nguyên tắc dân tộc tự quyết

7. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda)

[2] Xem Điều 33.1 Hiến chương LHQ

[4] Điều 284 Công ước của LHQ về luật biển 1982 về Việc hòa giải

[5] Điều 1 đến Điều 8 phụ lục V của Công ước 1982 về luật biển

[6] Tòa án Luật biển hoạt động theo phụ lục VI về Quy chế của tòa án luật biển, kèm theo Công ước của LHQ về luật biển năm 1982;

[7] Xem phụ lục VII và VIII của Công ước 1982 về luật biển

[8] Hiến chương ASEAN và Khoản 3 Điều 2 Hiến chương LHQ

[10] Lập trường và chủ trương của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông [https://www.camau.gov.vn/]

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn