TƯ PHÁP NHẬT BẢN (LHCCN)

1.     TƯ PHÁP NHẬT BẢN

1.1. Khái quát chung về tư pháp

Nhánh tư pháp bao gồm Tòa án tối cao và bốn cấp tòa dưới: Tòa án cao đẳng, Tòa án địa phương, Tòa án gia đình và Tòa án giản dị. Tính độc lập với nhánh hành chính lập pháp được Hiến pháp bảo đảm, định rằng "tòa án đặc biệt không thể thành lập, cơ quan hành chính không thể hành sử quyền tài phán chung thẩm", gọi là phân quyền. Điều 76 Hiến pháp quy định rằng thẩm phán độc lập trong việc hành sử lương tâm và chỉ theo Hiến pháp, pháp luật.[1] Thẩm phán bị miễn chức chỉ bằng đàn hặc công khai, nếu không thì chỉ khi có tuyên bố tư pháp rằng bất lực về mặt thể chất hoặc tinh thần để thực hiện nhiệm vụ.  Hiến pháp từ chối quyền kỷ luật thẩm phán của cơ quan hành chính, tuy nhiên thẩm phán Tòa án tối cao có thể bị miễn chức theo đa số trong cuộc trưng cầu dân ý phải tổ chức cùng với cuộc bầu cử Chúng nghị viện đầu tiên sau khi bổ nhiệm và trong cuộc bầu cử mỗi mười năm sau. Việc xét xử phải công khai, việc kết án cũng vậy, trừ phi tòa án "nhất trí rằng tính công khai nguy hại trật tự công cộng hay phong tục lương thiện," nhưng phiên tòa tội chính trị, tội về báo chí và trường hợp quan hệ với quyền lợi hiến định phải công khai. Thẩm phán do Nội các bổ nhiệm có Thiên hoàng chứng nhận, trong khi Trưởng quan Tòa án tối cao do Thiên hoàng bổ nhiệm sau khi được Nội các tiến cử, trong thật tế theo lời khuyên của cựu Trưởng quan.

Luật thành văn phải được Thiên hoàng dóng dấu bằng Thiên hoàng ngự tỷ (天皇御璽) và không hữu hiệu nếu không có Nội các ký, Thủ tướng phó thự và Thiên hoàng ban hành.

Tòa án tối cao (最高裁判所) là tòa chung thẩm, có quyền xem xét tư pháp, Hiến pháp định làm "tòa án chung thẩm có quyền xem xét tính hợp hiến của luật, chính lệnh, quy tắc và xử phân." Tòa án tối cao cũng đảm nhiệm tiến cử thẩm phán tòa dưới và quyết định thủ tục tố tụng, giám sát ngành tư pháp, hành vi kiểm sát viên và ấn định quy luật nội bộ của thẩm phán và nhân viên tư pháp.

Tòa án cao đẳng (高等裁判所) có thẩm quyền xét xử kháng cáo phán quyết Tòa án địa phương, ngoại trừ tố tụng trong quyền hạn Tòa án tối cao. Kháng cáo hình sự thì trực tiếp xử lý, nhưng kháng cáo dân sự thì trước tiên do Tòa án địa phương xét xử. Có tám Tòa án cao đẳng ở Nhật Bản, là Tòa án cao đẳng Tokyo, Osaka, Nagoya, Hiroshia, Fukuoka, Sendai, Sapporo và Takamatsu.

Thi thiết kiểu chính (矯正施設) do Bộ Pháp vụ quản lý, là một phần hệ thống tư pháp hình sự, đảm nhiệm tái xã hội hóa, cải cách và cải tạo tội phạm. Cục Cải huấn của Tỉnh quản lý hệ thống tù người lớn, hệ thống cải huấn thiếu niên và ba khu hướng dẫn phụ nữ,[78] trong khi Cục Cải tạo quản lý hệ thống quản chế, tạm tha

Bộ máy tư pháp Nhật Bản hoàn toàn độc lập với các ngành lập pháp và hành pháp, bao gồm Toà án tối cao, 8 toà án cấp cao; trừ Hokkaido có 4 toà án cấp tỉnh, còn lại mỗi tỉnh có một toà án cấp tỉnh, một số toà án sơ thẩm. Ngoài ra, Nhật Bản còn có các toà án gia đình để xử lý những rắc rối nội bộ. Toà án tối cao gồm một chánh án và 14 thẩm phán. Chánh án do Nhật Hoàng bổ nhiệm trên cơ sở chỉ định của Nội các, 14 thẩm phán do Nội các bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm các thẩm phán Toà án tối cao được xem xét lại trong một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc, được tổ chức trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu các hạ nghị sĩ. Việc tái bổ nhiệm các chức vụ trên sau nhiệm kỳ 10 năm được xem xét lại. Toà án tối cao có tiếng nói cuối cùng trong việc quyết định tính hợp hiến của các đạo luật, mệnh lệnh, quy định hoặc quy tắc. Các thẩm phán toà án cấp dưới do Nội các bổ nhiệm trên cơ sở danh sách những người do Toà án tối cao đưa ra. Tất cả các thẩm phán đều độc lập trong xét xử và chỉ tuân thủ hiến pháp và pháp luật.[2]

Tòa án Nhật Bản có 4 cấp. Tòa án giản lược xét xử các vụ kiện nhỏ và vụ án hình sự không nghiêm trọng. Tòa án quận xét xử các vụ án nghiêm trọng và các tranh chấp hơn 1.400.000 Yên. Hệ thống Tòa án gia đình gắn với Tòa án quận. Tòa án cấp cao xét xử phúc thẩm các vụ án từ tòa án giản lược, tòa án gia đình và tòa án quận. Tòa án tối cao là cấp xét xử cuối cùng.

Sự độc lập của tòa án và các thẩm phán được quy định tại Điều 76 của Hiến pháp Nhật Bản. Theo Điều 76 Hiến pháp Nhật bản, Thẩm phán chỉ có thể bị thay bởi không đủ sức khỏe hoặc nhận thức. Việc bổ nhiệm các thẩm phán Tòa án tối cao phải được thông qua bởi cuộc bỏ phiếu toàn thể tại Hạ viện. Nhiệm kỳ Thẩm phán tối cao là 10 năm (Điều 79). Chánh án Tòa án tối cao được bổ nhiệm bởi Nhật Hoàng với sự đề xuất của Chính phủ (Điều 6); tất cả các thẩm phán khác của Tòa án tối cao được bổ nhiệm bởi Chính phủ. Các Thẩm phán ở Tòa án cấp thấp hơn được lựa chọn bởi Chính phủ từ danh sách các ứng viên được đề cử bởi Tòa án tối cao.

Điều 38 Hiến pháp Nhật Bản quy định việc buộc tội không chỉ dựa trên việc nhận tội. Tội phạm phải được chứng minh trong mọi trường hợp, không loại trừ việc bị cáo thú tội hay không. Tỷ lệ buộc tội tại Nhật Bản là rất cao, thường đạt 99,9%. Lập luận đưa ra cho thực trạng này (tức là tỷ lệ buộc tội cao) là các vụ án đã được xem xét kỹ lưỡng trước khi tiến hành truy tố. Tuy nhiên, sự tin tưởng của tòa án vào các hồ sơ của Công tố viên - trong một số trường hợp Tòa án chỉ đơn thuần chứng nhận các hồ sơ của Công tố viên - bị chỉ trích bởi các nhà phân tích.

Nguyên tắc pháp quyền ghi nhận sự tồn tại của hệ thống cơ quan thứ ba bên cạnh hệ thống cơ quan lập pháp và hành pháp. Đó là hệ thống cơ quan tư pháp - toà án. Tòa án thực hiện chức năng tư pháp, có nghĩa là trực tiếp thực hiện quyền tư pháp. Ra đời trong bối cảnh và được đặt vào một vị trí như vậy trong hệ thống quyền lực nhà nước, nên quyền tư pháp phải thực hiện 2 chức năng cơ bản sau: (1) cơ quan trung gian để ngăn ngừa sự lạm quyền và việc gia tăng “cái tôi” (jiko) trong quá trình sử dụng quyền lực nhà nước của cơ quan lập pháp và hành pháp; (2) cơ quan giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng quyền lực nhà nước bằng phán quyết “chung thẩm”; Tòa án ở Nhật Bản được trao cho quyền tư pháp, với chức năng trung tâm là “xét xử”. Hiện nay, hệ thống toà án được phân thành 2 loại, gồm Tòa án Tối cao (saikou saibansho) và Tòa án cấp dưới (kakyuu saibansho).

Tòa án Tối cao là cơ quan cao nhất của hệ thống tòa án Nhật Bản, đứng đầu bởi Chánh án Tòa án Tối cao. Chánh án Tòa án Tối cao do Chính phủ chỉ định và được Thiên hoàng bổ nhiệm (Điều 6 Khoản 2 Hiến pháp). Thẩm phán Tòa án Tối cao do Chính phủ bổ nhiệm (Điều 79 Khoản 1 Hiến pháp) và được Thiên hoàng công nhận (Điều 7 Khoản 5 Hiến pháp). Tòa án Tối cao được giám sát bởi nhân dân thông qua chức năng “kokumin shinsa” (thẩm tra công dân). Toà án cấp dưới (kakyuu saibansho) được tổ chức bao gồm các loại tòa án sau: Tòa Cấp cao (koutou saibansho), Tòa Địa phương (chihou saibansho), Tòa Gia đình (katei saibansho) và Tòa Giản đơn (kan-i saibansho). Thẩm phán của Tòa án cấp dưới được chia thành 3 cấp bậc: hanji, hanjiho và kan-i saibansho hanji.[3]

Chế độ tài phán viên (saiban-in) được ban hành vào năm 2004 và được thực thi từ tháng 5/2009. Đây là chế độ “giao thoa” giữa chế độ “bồi thẩm đoàn” (baishinsei) và chế độ “tham thẩm” (sanshinsei). Theo đó, tài phán viên là những người bình thường, không phải thẩm phán chuyên nghiệp, nhưng vẫn tham gia xét xử với tư cách là những người bổ sung phần chưa đủ của các thẩm phán chuyên nghiệp. Dưới góc độ này, tài phán viên cũng là một cơ chế để nhân dân tham gia vào quyền tư pháp, góp phần mở rộng dân chủ ở Nhật Bản (Hirowatari Seigo, 2010, tr. 82).

Trong tổ chức bộ máy, Hiến pháp Nhật Bản cũng quy định về quyền làm chủ của người dân đối với quyền tư pháp thông qua chế độ “công dân thẩm tra” đối với các thẩm phán của Toà án Tối cao. Việc thẩm tra này được tiến hành thông qua một cuộc bỏ phiếu của người dân. Cuộc bỏ phiếu này được tiến hành cùng thời điểm với việc bầu cử Hạ viện. Phương thức của cuộc bỏ phiếu được tiến hành hết sức đơn giản, người dân chỉ cần gạch dấu [X] vào ô trống cạnh tên của các thẩm phán Tòa án Tối cao được in sẵn. Nếu số lượng phiếu có dấu [X] nhiều hơn số lượng phiếu trắng thì thẩm phán đó sẽ bị bãi nhiệm. Như vậy, thông qua hoạt động “thẩm tra” này, quyền lực của cơ quan tư pháp rõ ràng đã bị kiểm soát một cách khá hiệu quả. Từ đó, dân chủ trong tổ chức cơ quan tư pháp cũng được đảm bảo.

1.2. So sánh tư pháp Nhật Bản với Việt Nam

 

Nhật Bản

Việt Nam

MÔ HÌNH

 

Nguyên tắc pháp quyền ghi nhận sự tồn tại của hệ thống cơ quan thứ ba bên cạnh hệ thống cơ quan lập pháp và hành pháp. Đó là hệ thống cơ quan tư pháp - toà án. Tòa án thực hiện chức năng tư pháp, có nghĩa là trực tiếp thực hiện quyền tư pháp.[4]

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp (Điều 2 Hiến pháp năm 2013). Khác với nguyên tắc “tam quyền phân lập”, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia và thuộc về nhân dân.

HỆ THỐNG TỔ CHỨC TÒA ÁN

 

Nhánh tư pháp bao gồm Tòa án tối cao và bốn cấp tòa dưới: Tòa án cao đẳng, Tòa án địa phương, Tòa án gia đình và Tòa án giản dị (Đạo luật Tòa án (Đạo luật số 59 năm 1947))

Tòa án ở nước ta được chia làm các cấp như sau:

-Tòa án nhân dân tối cao

-Tòa án nhân dân cấp cao

-Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

-Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

-Tòa án quân sự

(Điều 3 Tổ chức Tòa án nhân dân LTCTANN 2014)

 

THÀNH PHẦN CỦA TÒA ÁN TỐI CAO

Tòa án tối cao gồm tổng số 15 thẩm phán, Chánh án Tòa án tối cao (1 người) và các Thẩm phán của Tòa án tối cao (14 người) (Điều 5 Luật Tòa án Nhật Bản).

 

 

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: gồm Chánh án, các Phó Chánh án và một số Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao Tổng số không được quá 17 người, không dưới 13 người.

CHÁNH ÁN VÀ THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Chánh án Tòa án Tối cao do Chính phủ chỉ định và được Thiên hoàng bổ nhiệm (Điều 6 Khoản 2 Hiến pháp). Thẩm phán Tòa án Tối cao do Chính phủ bổ nhiệm (Điều 79 Khoản 1 Hiến pháp) và được Thiên hoàng công nhận (Điều 7 Khoản 5 Hiến pháp)

Điều 26 (LTCTANN 2014)

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước

Điều 72 (LTCTANN 2014). Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.....

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN SAU CỦA TÒA ÁN TỐI CAO

Quyền hạn của Tòa án tối cao bao gồm quyền tài phán, quyền lập quy và quyền hành chính tư pháp .

Tòa án tối cao có thẩm quyền thiết lập các quy tắc của Tòa án tối cao liên quan đến thủ tục tranh tụng, luật sư, kỷ luật nội bộ của tòa án và thủ tục giấy tờ tư pháp ( Điều 77, Khoản 1 của Hiến pháp), và thẩm quyền bổ nhiệm các thẩm phán của tòa án cấp thấp hơn ( Điều 80, Khoản 1 của Hiến pháp).), có thẩm quyền giám sát nhân viên của Tòa án tối cao và các Tòa án cấp dưới và nhân viên của họ (Luật Tòa án, Điều 80, số 1).

 

Quản lý tư pháp tại Tòa án tối cao được cho là được thực hiện bởi một cuộc họp thẩm phán bao gồm tất cả các thẩm phán (Điều 20 của Luật Tòa án).

 

Tòa án tối cao có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng về các kháng cáo và kháng nghị do Luật tố tụng quy định trong các phiên tòa ở Nhật Bản và thống nhất việc giải thích các luật và quy định. Ngoài ra, đây sẽ là tòa án cuối cùng quyết định sự phù hợp của luật với Hiến pháp ( Điều 81 của Hiến pháp ). Vì lý do này, Tòa án tối cao đôi khi được gọi là " người giữ Hiến pháp ."

Theo quy định tại Điều 20, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định:

- Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

- Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.



[2] Nguyễn Thị Thu Hà: “Kinh nghiệm tổ chức kiểm soát quyền lực của một số nhà nước trên thế giới”, http://www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=11333&print=true , đăng tải 2/3/2018 [truy cập ngày 21/3/2022]

[3] PHAN TUẤN LY:”Tổ chức bộ máy tam quyền phân lập ở Nhật Bản và một vài giá trị về dân chủ”,http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/to-chuc-bo-may-tam-quyen-phan-lap-o-nhat-ban-va-mot-vai-gia-tri-ve-dan-chu-73392.htm, đăng tải 19/07/2020 [truy cập ngày 21/3/2022]


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn