HƯỚNG DẪN THỦ TỤC LY HÔN THUẬN TÌNH / LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG

** Ly hôn thuận tình: Đơn ly hôn, giấy kết hôn bản chính, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng photo chứng thực, giấy khai sinh của con bản sao, giấy tờ liên quan đến tài sản chung nợ chung nếu có. Nộp tại tòa án cấp huyện nơi vợ hoặc chồng đang cư trú.
** Ly hôn đơn phương: đơn ly hôn, giấy kết hôn bản chính, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng photo chứng thực, giấy khai sinh của con bản sao, giấy tờ liên quan đến tài sản chung nợ chung nếu có.
Đơn ly hôn thì có thể lên tòa mua mẫu, tự tìm mẫu trên mạng,...
- Nếu không có giấy kết hôn và khai sinh của con thì ra xã nơi đã đăng ký xin trích lục bản sao.
- Nếu không có chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của chồng thì ra xã nơi chồng đang ở xin giấy xác nhận chồng đang cư trú ở đó.
Nộp tại tòa án cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú.
** Án phí ly hôn 300 ngàn đồng, nếu yêu cầu tòa chia tài sản thì phụ thuộc vào giá trị tài sản án phí có giá ngạch của nhà nước theo quy định.
** Tranh chấp quyền nuôi con: con dưới 36 tháng tuổi mẹ có quyền nuôi con nếu mẹ đủ khả năng, con trên 7 tuổi thì tham khảo nguyện vọng của con muốn ở với ai.
Xét điều kiện về kinh tế thu nhập, thời gian chăm sóc con, môi trường sống tốt cho con phát triển, không bạo lực, không tiền án tiền sự điều kiện ai tốt hơn thì người đó có khả năng giành được quyền nuôi con.

ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG
1. Điều kiện ly hôn đơn phương
Vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình; vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ/chồng làm cho cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng tầm trọng đời sống chung không thể kéo dài;
Ly hôn trong trường hợp vợ/chồng không đồng ý ly hôn;
Ly hôn trong trường hợp vợ/chồng mất tích;
Ly hôn trong trường hợp vắng mặt.
2. Các bước thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương
Bước 1: Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ ly hôn.
Bước 2: Bạn nộp đơn tại Tòa án nơi bị đơn sinh sống, làm việc.
Bước 3: Nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án và nộp biên lai đóng tiền vể cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ và tiến hành hòa giải theo quy định của Luật Tố tụng dân sự.
Bước 5: Sau các lần hòa giải nếu không thành thì Tòa án tiến hành thụ lý đơn ly hôn.
Bước 6: Tòa án ra bản án ly hôn.
Về cơ bản thì các bước để hoàn thành thủ tục ly hôn từ 1 phía là như vậy, tuy nhiên khi thực sự bắt tay vào thực hiện thì còn nhiều vấn đề xảy ra và nó không còn đơn giản như các bước nêu trên. Do đó, khi muốn ly hôn đơn phương thì nguyên đơn cần tìm hiểu thật kỹ và thu thập các chứng cứ có lợi nhất để vụ án của mình nhanh chóng được giải quyết.
3. Hồ sơ ly hôn đơn phương mà nguyên đơn cần chuẩn bị
- Mẫu đơn ly hôn (theo quy định của Tòa – nơi bị đơn sống, làm việc);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính), trường hợp mất bản chính thì xin bản trích lục;
- CMND/CCCD và hộ khẩu của mình (sao y công chứng);
- CMND/CCCD và hộ khẩu của bị đơn ( bản photo);
- Giấy khai sinh của các con (sao y công chứng – nếu có);
- Các giấy tờ khác có liên quan đến vụ án ly hôn.
4. Thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn đơn phương
- TAND cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc.
- Trường hợp bạn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì bạn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
5. Thời gian giải quyết
Căn cứ vào Luật Hôn nhân - gia đình thì thời gian giải quyết vụ án ly hôn đơn phương kéo dài lên đến 6 tháng tùy vào tính chất vụ án

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn