CÔNG NGHIỆP 4.0 LÀ GÌ? TẠI SAO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐANG NÓI VỀ NÓ?

“Cách mạng công nghiệp 4.0” là một trong những cụm từ “hot” nhất trong khoảng 3 4 năm qua khi nó hầu như xuất hiện tại đa số những sự kiện, diễn đàn kinh doanh lớn nhỏ, kể cả ở những trường đại học.
Vậy cụm từ trên có ý nghĩa là gì? Tại sao tất cả mọi người lại nói về nó?
Khi search cụm từ này trên google bằng tiếng Việt hay bằng tiếng Anh thì các bạn có thể thấy vô vàn những định nghĩa khác nhau, có độ cụ thể khác nhau về ý nghĩa của cụm từ này.
Nào là áp dụng IoT (Internet of Things) vào sản xuất, giúp cho việc tự động hóa trở nên… “tự động hóa” hơn hay nói cách khác là con người không cần phải làm gì nhiều nữa, máy sẽ tự quyết định hết.
Có web cũng nói cụm từ trên có nghĩa là chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi thứ đều được kết nối với nhau (interconnected), từ con người với con người, máy móc với máy móc. Điều này khiến cho cuộc sống của con người thay đổi lên một tầm cao mới.
Và nhiều những định nghĩa khác mà có thể bạn đã nghe nhiều người nói về nó về “Cách mạng công nghiệp 4.0”
Vậy định nghĩa nào là đúng?
Thật ra nó đúng hết đấy hoặc có thể sai hết bởi vì khi nhân loại chưa thể “đồng lòng” định nghĩa một cái gì đó thì mọi định nghĩa do một ai đó nói ra cũng có thể được chấp nhận. Như việc nhân loại đã chấp nhận việc “trái chuối” có hình dạng như thế, thì bạn không thể gọi nó là “cà chua” được.
Nếu chưa có một định nghĩa nhất định thì bây giờ nên hiểu nó như thế nào?
Người ta gọi nó là “Công nghiệp 4.0” bởi vì cuộc sống của người ta đã thay đổi rất nhiều trong lúc người ta lớn lên. “Người ta” ở đây chính là những người 30-50 tuổi, những người đã trải qua nhiều sự kiện quan trọng trong 3 - 5 thập kỷ qua.
Khi thấy cái gì đó thay đổi “rất nhiều” thì người ta sẽ gọi đó là “cách mạng” và do đã có 3 cuộc “cách mạng” rồi thì đây là “cách mạng” thứ 4 thôi.
Vậy trong 3-5 thập kỷ qua nhân loại đã trải qua những gì?
Rất nhiều là đằng khác, hãy đọc lại câu đầu của phần 1 này và hỏi bố mẹ hay ông bà các bạn rằng khi bằng tuổi các bạn bây giờ thì khi không biết cái gì thì họ có “search Google” không?
Khi bằng tuổi các bạn bây giờ thì họ nghe nhạc bằng gì, đọc báo, kết bạn như thế nào?
Thời bằng tuổi các bạn thì bố mẹ và ông bà các bạn nghe nhạc bằng radio, đọc báo giấy, kết bạn thì chắc phải gặp rồi xin số. Muốn nhắn tin với người yêu chắc cũng phải viết “thư tình” gửi vài ngày qua bưu điện mới tới. 30 năm trước làm gì có cái gì gọi là “Excel”, “Word” để mọi người làm kế kiểm, phân tích dữ liệu tài chính, đánh hợp đồng, may ra có máy đánh chữ.
Nhưng bây giờ thì họ có thể làm tất cả mọi thứ trên qua những chiếc điện thoại thông minh như iPhone, Samsung, kết bạn qua Facebook, Twitter, xử lý dữ liệu nhanh hơn gấp trăm lần qua những phần mềm của Microsoft, tìm kiếm mọi thú trên Google
Đặt mình vào vị trí của những con người từ 30-50 tuổi này thì có thể hiểu được sao họ lại gọi thời đại bây giờ là “Cách mạng” vì thật sự trong thời đại họ lớn lên, Thế giới đã thay đổi rất rất nhiều.
Vậy sự thay đổi mà họ có thể cảm nhận đó là gì? Đó chính là “tốc độ”. Con người thời điểm hiện tại có thể làm mọi thứ với tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần 30 - 40 năm trước. Tán gái nhanh hơn, tìm dữ liệu nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhanh hơn, kết bạn nhanh hơn và quan trọng nhất quyết định nhanh hơn.
Con người quyết định dựa trên thông tin, thế nên có thể nói “Cách mạng công nghệ 4.0” này chính là về thông tin. Con người tiếp nhận được nhiều thông tin hơn trong một khoảng thời gian ngắn và thời gian xử lý chúng cũng được rút gọn nhờ máy móc.
Những công nghệ như như “Machine Learning” hay “AI” (trí tuệ nhân tạo”) chẳng qua cũng chỉ là cách con người đưa thông tin cho máy móc và dạy nó cách xử lý vì não người chưa thể xử lý một lượng thông tin khổng lồ (thứ mà con người có thể thu thập rất nhanh trong thời gian ngắn) nhanh và chuẩn xác đến từng đơn vị thập phân như máy.
“Cách mạng” này làm thay đổi tất cả mọi thứ con người làm, từ cuộc sống hằng ngày cho đến kinh doanh. Kinh doanh thì giờ các bạn có thể nghe rất nhiều những cụm từ như “data -driven” hay “data analyst” trong ngành marketing. “Data analytics”, “Quantitative analysis” trong tài chính. Tất cả những cụm từ “mới” đó chẳng qua là việc bây giờ các ngành đều có cực kỳ nhiều dữ liệu và cần người có thể xử lý chúng bằng một cách nào đó trong thời gian ngắn và chuẩn nhất, hay nói cách khác là cần người có thể sử dụng máy để xử lý chúng vì nhìn chung thì máy cũng không thể chạy nếu thiếu người.
Vì đây mà một hướng tiếp cận rất mới nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta thế nên trong 3 4 năm qua chúng ta mới nghe nhiều về cụm từ này như vậy.

#Industry4.0

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn